Gỗ ép công nghiệp là một giải pháp hiệu quả giúp thay thế cho các loại gỗ tự nhiên đang ngày càng trở nên khan hiếm và đắt giá. Hiện nay trong hầu hết các đồ dùng nội thất phổ biến thì đều được làm từ loại gỗ ván ép tạo thành. Vậy gỗ ép là gì? Có các loại ván gỗ ép nào trên thị trường hiện nay và ứng dụng của chúng trong đời sống con người ra sao? TAT Wood sẽ cùng bạn tìm hiểu và trả lời các thắc mắc này ngay trong bài viết bên dưới đây.
Gỗ ép là gì?
Gỗ ép công nghiệp là sản phẩm tận dụng những phần gỗ tự nhiên thừa, nguyên liệu tái sinh để tạo thành các lớp ván gỗ mỏng. Với thành phần chính chiếm 70% – 85% là các loại mùn cưa, gỗ bào mỏng, dăm gỗ, bột gỗ,… Chúng được chế biến từ các loại gỗ tự nhiên như là cây bạch đàn, cây bạch dương, gỗ lá kim, gỗ thông, lim xanh, cây keo, gỗ của cây óc chó,…
Sau đó những lớp ván gỗ mỏng này sẽ được kết dính lại với nhau bằng loại keo dán đặc chủng và các chất phụ gia để tạo thành một tấm gỗ có độ dày đạt tiêu chuẩn. Phần gỗ ép sẽ được xem là cốt gỗ và sử dụng làm thành những đồ nội thất gỗ công nghiệp mà chúng ta đang sử dụng phổ biến ngày nay.
Các loại ván gỗ ép hiện nay
Các loại ván gỗ ép trên thị trường hiện nay được phân loại dựa theo thành phần cấu tạo nên chúng, hay còn gọi là cốt gỗ chính. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà sẽ có loại ván gỗ ép công nghiệp có đặc tính phù hợp. Hôm nay TAT Wood sẽ giới thiệu 3 loại gỗ ván ép được thường xuyên dùng nhất là gỗ ván MDF, MHF và gỗ ván dăm.
Gỗ ván MDF
Trong các loại ván gỗ ép thì MDF được biết đến với tên gọi khác là ván mịn. Thành phần tạo nên loại ván này chính là từ các sợi gỗ nhỏ ở các phần cành, nhánh của cây gỗ tự nhiên đã qua chế biến để tạo thành. Chúng sẽ được kết dính lại thành tấm ván nhờ vào keo UF/MUF và một số chất phụ gia khác.
Thông tin kỹ thuật của loại gỗ ván MDF:
- Tỷ lệ thành phần chiếm 75% là gỗ tự nhiên, 11% – 14% là keo, 6% – 10% là nước và còn lại là chất phụ gia
- Các độ dày trung bình của loại ván gỗ MDF sẽ là từ: 3mm – 25mm
- Khổ kích thước thông dụng: 1220mm x 2440mm và 1830mm x 2440mm
- Mức tỷ trọng trung bình trên 1m3: 680kg – 840kg
Gỗ ván MHF
Đối với loại ván gỗ MHF thì thành phần chính tạo nên ván gỗ ép công nghiệp này chính là từ bột gỗ. Chúng tương tự như loại gỗ MDF tuy nhiên các sợi gỗ sẽ nhỏ hơn, sử dụng keo kết dính và ép dưới áp suất cao khiến cho mật độ sợi gỗ cũng cao hơn nhiều. Từ đó độ cứng cáp, chắc chắn của loại gỗ này cũng tốt hơn hẳn so với MDF.
Thông tin kỹ thuật của loại gỗ ván MHF:
- Tỷ lệ thành phần bột gỗ tự nhiên chiếm đến 85%. Còn lại sẽ là keo kết dính, các chất phụ gia.
- Kích thước độ dày trung bình cho loại ván gỗ ép công nghiệp MHF: 6mm – 24mm
- Khổ kích thước thông dụng: 2000mm x 2400mm
- Mức tỷ trọng trung bình trên 1m3: 800kg – 1040kg
Gỗ ván dăm
Thành phần để tạo nên loại gỗ ván dăm cực kỳ đa dạng, có thể từ: mùn cưa, dăm vụn gỗ, vỏ bào, các loại rơm rạ, bã mía, cây lanh, cây bông, cây gai dầu,.. chúng sẽ được mang đi xử lý. Sau đó dùng keo để gắn kết và mang đi ép trong khoảng nhiệt độ và áp suất đã được quy định.
Thông tin kỹ thuật của loại gỗ ván dăm:
- Tỷ lệ thành phần gỗ tự nhiên có trong gỗ ván dăm sẽ ở mức tầm 80%, 9% – 10% là keo UF/MUF, 6% – 10% là nước và còn lại sẽ là các chất phụ gia.
- Độ dày trung bình của loại ván gỗ dăm: 17mm – 25mm
- Khổ kích thước thông dụng: 1220mm x 2440mm và 1830mm x 2440mm
- Mức tỷ trọng trung bình trên 1m3: 650kg – 750kg
Ưu nhược điểm của gỗ ép công nghiệp
Ưu điểm của gỗ ép
- So với những sản phẩm từ gỗ tự nhiên thì đồ nội thất bằng gỗ ép công nghiệp ít xảy ra trường hợp bị cong vênh, co dãn theo thời gian sử dụng. Khi tiếp xúc với nắng hoặc nước mưa thì có thể thấy các khe nứt xuất hiện ở nhiều loại gỗ tự nhiên, nhưng điều này hoàn toàn hầu như không xảy ra với gỗ công nghiệp.
- Trường hợp bị mối mọt ăn sẽ ít xảy ra hơn với gỗ ván ép. Nguyên nhân là vì bên trong thành phần cấu tạo của loại gỗ công nghiệp này có các chất keo, chất phụ gia hóa học gây cản trở một phần.
- Nhiều sản phẩm gỗ ép có phủ bên ngoài một lớp phim nên có thể kháng được nước, do vậy sẽ rất dễ dàng vệ sinh hay sử dụng ở các khu vực có độ ẩm.
- Trọng lượng của các loại ván gỗ ép cũng khá nhẹ nên sẽ dễ thuận tiện trong việc vận chuyển, lắp đặt.
- Tính thẩm mỹ của các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp cũng cao vì đa dạng màu sắc, có thể giả được vân gỗ tự nhiên.
- Sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp cũng có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại gỗ tự nhiên. Mang đến lợi ích kinh tế, giúp nhiều đối tượng khách hàng có thể mua và sử dụng được.
Nhược điểm của gỗ ván ép
- Với các sản phẩm được làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên thì độ bền của gỗ ván ép vẫn chưa thể bì được.
- Khi những sản phẩm gỗ công nghiệp gặp các vấn đề bị hư hại trong quá trình sử dụng thì khó có thể thay thế, sửa chữa được.
- Bề mặt của gỗ sau quá trình sử dụng có thể bị trầy xước, không khắc phục được như gỗ tự nhiên.
So sánh ưu nhược điểm của các loại gỗ ván ép thông dụng
Gỗ ván dăm
- Là loại gỗ ván ép công nghiệp có mức giá thành rẻ nhất trong số các loại ván gỗ ép.
- Khi được kết hợp với các lớp phủ bề mặt chất lượng thì có thể chống được ẩm, chống thấm, chống trầy xước.
- Tuy nhiên loại gỗ ván dăm chịu tải trọng lớn không tốt, mức tuổi thọ của loại ván gỗ này cũng thấp hơn các loại ván gỗ công nghiệp khác. Khi cắt phần góc thì các cạnh sẽ có trường hợp bị mẻ.
Gỗ ván MDF
Loại ván gỗ này giá thành so với gỗ tự nhiên hay gỗ ván MHF có phần rẻ hơn. Phần bề mặt của ván gỗ mịn màng, có kích thước lớn nên tiện lợi cho việc thiết kế các sản phẩm nội thất to mà không cần chắp nối ván. Đặc biệt khi cắt sẽ không xuất hiện tình trạng mẻ cạnh.
Khả năng chịu nước của gỗ ván MDF không tốt như loại gỗ ván MHF.
Gỗ ván MHF
Gỗ ván MHF có độ bền, chắc, chịu được những va đập mạnh. So với 2 loại ở trên thì khả năng chống ẩm, mối mọt tốt hơn rất nhiều. Có nhiều tính chất đặc biệt như: chống trầy, cách âm, cách nhiệt,.. nên được ứng dụng vào nhiều sản phẩm nội thất, sử dụng được cho nhiều khu vực không gian nhà ở.
Giá thành cao hơn so với các loại ván gỗ ép khác và chỉ thi công được ở dạng thẳng.
Ứng dụng của các loại gỗ ép
- Nhờ những lợi ích mà loại gỗ ván dăm mang lại nên chúng được ứng dụng khá phổ biến trong nội thất ngày nay. Thường thấy nhất là dùng làm các loại bàn ghế văn phòng, tủ đựng tài liệu, các sản phẩm kệ trang trí,.. Ngoài ra để khắc phục tình trạng thấm ẩm thì nhiều loại gỗ ván dăm còn được bổ sung thêm nhiều chất có khả năng thấm hút, chống vi khuẩn gây ẩm mốc để sử dụng làm tủ quần áo, tủ bếp, cửa phòng nhà vệ sinh,..
- Các sản phẩm làm bằng ván gỗ MDF cũng rất thông dụng trong nội thất nhà ở với nhiều sản phẩm như: giường ngủ, tủ quần áo, vách ngăn trong nhà ở, tủ nhà bếp, kệ để TV, hay dùng làm sàn nhà, cửa gỗ,..
- Với những đặc tính nổi bật hơn rất nhiều so với các loại ván gỗ ép khác nên MHF cũng được sử dụng nhiều trong các môi trường khác nhau. Từ nội thất nhà ở, nội thất trong văn phòng hay cho các trường học,.. Với các sản phẩm như là: tủ bếp, bàn trang điểm, giường ngủ, tủ quần áo, bàn họp, bàn ghế học, tủ đựng đồ dùng học tập,…
Tìm hiểu quy trình sản xuất gỗ ép
Để tạo nên các tấm ván gỗ ép đưa vào ứng dụng rộng rãi trong nội thất thì hầu hết chúng cần trải qua 4 công đoạn sản xuất chính:
Xử lý gỗ
Sau khi các loại gỗ được thu hoạch và đưa đến nơi sản xuất gỗ ép thì chúng sẽ được ngâm trong nước để dễ dàng bóc vỏ, loại bỏ mối mọt. Chúng được đưa đi phân loại thành từng nhóm khác nhau để phù hợp cho nhu cần sản xuất ván gỗ.
Sơ chế gỗ
Gỗ sau khi phân loại sẽ được bóc tách vỏ, thực hiện các bước chế biến (cắt, nghiền, xay) theo từng tiêu chuẩn nhất định. Cuối cùng làm mang gỗ đi sấy khô, bảo quản trong nhiệt độ và độ ẩm phù hợp trước khi bắt đầu sản xuất.
Thực hiện sản xuất tấm gỗ ván ép công nghiệp
Ép các gỗ đã qua chế biến thành từ tấm gỗ mỏng và mang đi cắt gọt theo tiêu chuẩn. Chúng được mang đi làm sạch bề mặt rồi sau đó phủ keo chuyên dụng trải đều tấm gỗ. Mang tấm gỗ đi ép nhiệt để keo có thể gắn kết vào tấm gỗ, các thành phần gỗ cũng có thể gắn kết tốt với nhau.
Ở bước này cần lưu ý về thời gian và nhiệt độ ép để tránh tấm ván gỗ ép bị phồng rộp, bị nổ trên bề mặt.
Hoàn thiện sản phẩm
Sau khi đã được ép nhiệt xong thì tấm ván cần để nguội và mang đi cắt gọt, chà nhám, làm mịn nhẵn bề mặt. Cuối cùng là được đánh giá chất lượng thành phẩm, đóng gói và bảo quản chờ mang đi sử dụng để thiết kế sản phẩm nội thất theo yêu cầu.
TAT Wood – Địa chỉ số 1 về cung cấp gỗ ván ép tại Hà Nội
Nếu bạn đang tìm kiếm và muốn lựa chọn cho mình một địa chỉ cung cấp gỗ ván ép chất lượng, uy tín tại Hà Nội thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với TAT Wood nhé. Chúng tôi chuyên sản xuất và phân phối những sản phẩm gỗ công nghiệp cũng như gỗ tự nhiên trong nước hay hàng nhập khẩu chất lượng đến cho khách hàng. Không những mong muốn mang đến sự hài lòng cho khách hàng về sản phẩm mà cả dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công của TAT Wood cũng sẽ làm hài lòng những khách hàng dù khó tính nhất.
Trên đây là các thông tin TAT Wood chia sẻ với bạn về gỗ ép công nghiệp, các loại ván gỗ ép cùng với ưu nhược điểm và tính ứng dụng của chúng trong đời sống hiện đại ngày nay. Hi vọng bài viết bổ ích với bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi khi có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp về các loại ván gỗ công nghiệp, sản phẩm nội thất hay nhu cầu thiết kế, thi công nội thất bạn nhé!