Với nhiều tính năng vượt trội và ưu điểm nổi bật là giá thành thấp so với gỗ tự nhiên, ngày nay gỗ công nghiệp đang dần chiếm được nhiều cảm tình của các nhà thi công nội thất, chủ thầu, cũng như là gia chủ. Trên thị trường gỗ công nghiệp Việt Nam hiện nay có hai dòng gỗ phổ biến nhất là gỗ MFC và gỗ MDF. Để giúp quý khách hàng dễ dàng chọn lựa được loại gỗ phù hợp với từng loại nội thất, TAT Wood xin được cung cấp những thông tin dưới đây.
Phân tích ưu, nhược điểm của gỗ MFC và gỗ MDF
Muốn đưa ra quyết định lựa chọn loại gỗ nào, chúng ta cần phải phân biệt được và hiểu rõ về tính năng cũng như ưu, nhược điểm của mỗi loại gỗ. Từ đó xem xét mức độ thích hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, văn phòng nhằm nâng cao được tuổi thọ của nội thất.
Gỗ MFC
Tổng quan về gỗ MFC
MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard, là một loại ván gỗ dăm được phủ melamine (một loại bazơ hữu cơ ít thấm nước) ở bên ngoài. Ván gỗ MFC có màu sắc rất phong phú (lên đến hơn 130 màu) cùng với hai chủng loại điển hình là MFC thường và MFC chống ẩm, có khả năng phục vụ tối đa được các nhu cầu thi công nội thất của quý khách hàng.
Ưu điểm của gỗ MFC
- Giá thành hợp lí do nguyên liệu đến từ các loại cây công nghiệp ngắn ngày và chi phí sản xuất không cao. Ngoài ra cũng rẻ hơn loại gỗ MDF được phủ Veneer. Vì thế, nếu xét về mặt kinh tế, MFC chiếm ưu thế hơn so với các loại gỗ khác, đặc biệt là gỗ tự nhiên.
- Lớp melamine phủ bên ngoài lõi gỗ MFC có độ bền tương đối cao, đi kèm với khả năng chống trầy xước, chống thấm tốt, bên cạnh đó còn trơn bóng nên rất dễ dàng trong việc vệ sinh giúp cho nội thất luôn bền đẹp như mới.
- Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, cực kì thích hợp để làm nội thất gia đình.
- Có chất lượng cao không thua kém các loại gỗ tự nhiên do được sản xuất bằng quy trình nghiêm ngặt.
- Phần lõi MFC bên trong được ép chặt rất kiên cố nên giữ được ốc vít tốt, hạn chế mối mọt xâm nhập ở mức tối đa giúp cho nội thất bền lâu hơn.
- Bên cạnh những tính năng ưu việt kể trên, gỗ MFC còn góp phần bảo vệ môi trường, giúp giảm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên.
Nhược điểm của gỗ MFC
- Khi sử dụng phải biết cách bảo quản thì mới giữ được độ bền cho nội thất. Tuy tấm ván MFC có khả năng chống thấm tốt nhưng đó là do lớp melamine phủ bên ngoài, còn phần cốt gỗ MFC bên trong lại có tính kị nước. Nên khi lớp melamine bị bong tróc, nước ngấm vào cốt gỗ thì rất dễ bị căng phồng và bung ra.
- Trong quy trình sản xuất, thông thường nhà sản xuất sẽ sử dụng chất keo công nghiệp chứa thành phần Formaldehyde. Khi sử dụng có thể thải chất này ra môi trường không khí xung quanh. Nếu ở nồng độ cao sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và động vật
Nhìn tổng quát, MFC là một loại ván gỗ công nghiệp có nhiều điểm mạnh, thuận lợi cho việc chế tác, lắp đặt và sử dụng. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi người sử dụng biết cách bảo quản sao cho hợp lý thì mới có tuổi thọ cao được.
Gỗ MDF
Tổng quan về gỗ MDF
MDF có tên đầy đủ là Medium Density Fiberboard, là một loại ván sợi mật độ trung bình được làm từ vụn, bột gỗ trộn với chất phụ gia công nghiệp và keo. Giống như MFC, gỗ MDF cũng có rất nhiều chủng loại như gỗ MDF trơn, gỗ MDF phủ melamine, laminate, acrylic, veneer, gỗ MDF lõi xanh chống ẩm. Với sự đa dạng kể trên, gỗ MDF hoàn toàn có thể phục vụ tốt mọi nhu cầu chế tác nội thất từ ở trong gia đình, văn phòng, trường học đến bệnh viện, …
Ưu điểm của gỗ MDF
- Màu sắc phong phú đang dạng do khả năng bám sơn tốt nên có thể sơn phủ nhiều loại khác nhau như melamine, laminate, …
- Có chất lượng cao, không dễ bị mối mọt, cong vênh như gỗ tự nhiên giúp tăng tuổi thọ nội thất, tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, phù hợp làm cửa, tủ bếp, …
- Dễ chế tác, tạo ra nhiều loại sản phẩm nội thất khác nhau, mẫu mã đa dạng cho khách hàng dễ dàng chọn lựa với phong cách bày trí trong không gian của mình.
- Bề mặt gỗ có thể vệ sinh rất nhanh chóng, giúp cho công việc dọn dẹp trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều.
- Thời gian sử dụng lâu dài, có thể lên tới 10 năm.
Nhược điểm của gỗ MDF
- Độ dày tấm ván có giới hạn.
- Chỉ phù hợp với phong cách nội thất mang hơi hướng hiện đại vì gỗ MDF khá thô cứng, không được dẻo dai như các loại gỗ khác
- Tương tự như MFC, trong cốt gỗ MDF cũng có một lượng Formaldehyde, có thể phát ra môi trường không khí khi sử dụng. Nếu nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tuy có hạn chế về độ dày nhưng MDF lại đa dạng chủng loại, giá thành rẻ nên rất được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Cả gỗ MFC và gỗ MDF đều mang những thế mạnh riêng, phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau.
5 điểm phân biệt giữa gỗ MFC và gỗ MDF
TAT Wood sẽ đưa ra 5 đặc điểm cơ bản nhất để quý khách hàng so sánh gỗ MFC và gỗ MDF. Từ đó đưa ra được quyết định chọn lựa đúng đắn nhất.
Cấu tạo
- Gỗ MFC là ván dăm, cốt gỗ là các loại dăm gỗ keo, bạch đàn hoặc cao su. Sau khi được nghiền nhỏ và sấy khô, dăm gỗ sẽ được trộn thêm phụ gia, keo rồi được ép chặt lại tạo thành miếng ván dăm dưới tác động của nhiệt độ và áp suất vừa đủ. Bề mặt MFC thì được bao phủ bởi Melamine.
- Gỗ MDF là ván sợi, cốt gỗ là các loại bột, sợi gỗ hoặc là mùn cưa. Sau khi nghiền nát các nhánh cây, dăm gỗ, mùn cưa, chúng sẽ được trộn với keo và chất kết dính rồi được ép dính bằng keo và nhiệt.
Vì MFC là ván dăm còn MDF là ván sợi nên mật độ phân tử trong MFC thấp hơn dẫn đến độ chịu lực kém hơn so với MDF. Từ nguyên liệu đầu vào cũng có thể dễ dàng nhận thấy bột gỗ trong MDF sẽ mịn hơn dăm gỗ trong MFC. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại gỗ MFC và gỗ MDF.
Giá bán
Với kích thước theo tiêu chuẩn thị trường cho một tấm ván gỗ là 1m22x2m44, độ dày 18 ly thì MFC sẽ có giá thành rẻ hơn một chút. Tuy nhiên, giá thành ván gỗ thành phẩm còn phụ thuộc vào lớp bao phủ bề mặt bên ngoài. Nếu quý khách hàng lựa chọn gỗ phủ melamine thì giá sẽ rẻ hơn so với phủ bằng laminate hay là acrylic. Độ chênh lệch giữa các loại là vài chục nghìn hoặc vài trăm nghìn.
Các loại gỗ
Cả MFC và MDF đều có 3 loại phổ biến nhất là ván trơn thường (cốt gỗ màu nâu), ván chống ẩm (cốt gỗ màu xanh) và ván chống cháy (cốt gỗ màu đỏ). Nhờ sự khác biệt về cốt gỗ mà tuỳ theo mục đích cũng như vị trí đặt nội thất, chúng ta có thể lựa chọn từng loại sao cho phù hợp nhất.
Quy trình sản xuất
Gỗ MFC được sản xuất theo quy trình như sau
- Trước hết, để có nguyên liệu thô đầu vào thì người ta phải băm nhỏ cây keo, bạch đàn, cao su thành dăm gỗ.
- Dăm gỗ đó sẽ được đem sấy ở nhiệt độ vừa phải để giảm bớt lượng nước.
- Sau khi sấy khô, dăm gỗ được lọc theo kích thước để phân ra những miếng dăm bằng nhau.
- Tiếp tục đem dăm gỗ trộn với keo công nghiệp cùng với các chất phụ gia khác rồi tạo hình thành những miếng ván dựa trên cơ sở về kích cỡ tiêu chuẩn về chiều dài, chiều rộng và độ dày
- Ép sơ miếng ván thô vừa được tạo hình
- Đem miếng ván đi cắt bỏ viền sao cho vuông vức và gọn gàng
- Ép kỹ lại một lần nữa, kiểm tra các lỗi trên miếng ván.
- Cuối cùng mài cho nhẵn bề mặt và hoàn thành sản phẩm
Quy trình ướt
- Tạo vảy gỗ bằng cách dùng nước làm ướt bột gỗ
- Ép nhiệt sơ bộ tạo thành ván sơ
- Ép cán nhiệt để rút hết nước trong ván, giúp 2 mặt ván kết dính chắc hơn
- Cắt tấm ván theo kích thước tiêu chuẩn
- Xử lý nguội, mài nhẵn và đóng gói thành phẩm
Quy trình khô
- Tạo bột sợi bằng cách nghiền nhỏ gỗ thành dạng bột rồi trộn với chất phụ giá, chất kết dính
- Tiếp tục cho bột sợi vào máy rải để trải tháng 2 hoặc 3 lớp
- Tiến hành ép nhiệt 2 lần giống như quy trình ướt để tăng độ kết dính và loại bỏ nước trong bột sợi
- Cắt ván theo kích thước tiêu chuẩn
- Xử lý nguội, mài nhẵn và đóng gói thành phẩm
Tính ứng dụng
Cả hai loại gỗ MFC và gỗ MDF đều mang nhiều ưu điểm vượt trội. Vì thế có tính ứng dụng rất cao trong đời sống hằng ngày. Từ nhu cầu gia công nội thất gia đình đến làm các loại bàn ghế, vách ngăn cho văn phòng, trường học, bệnh viện, MFC và MDF đều có thể đáp ứng được rất tốt.
Nên chọn loại gỗ MFC hay MDF
Việc chọn lựa loại này hay loại kia còn tùy thuộc và nhu cầu và mục đích sử dụng của từng khách hàng.
Nếu bạn đang tìm loại vật liệu để gia công nội thất gia đình như bàn trang điểm, kệ tủ, bàn học,.. hay nội thất văn phòng cơ bản như bàn làm việc, tủ hồ sơ thì nên chọn ván gỗ MFC bởi đặc tính chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó còn có màu sắc đa dạng, hoạ tiết phong phú từ vân giả gỗ, giả đá thích hợp với nhiều phong cách trang trí khác nhau
Còn nếu bạn cần làm tủ bếp, vách ngăn phòng tắm hay làm các đồ vật thường để ở những nơi ẩm ướt thì lựa chọn tối ưu chính là gỗ MDF. Với nhiều ưu điểm là cách âm, cách nhiệt và chống nước tốt, gỗ MDF đáp ứng nhu cầu làm các đồ nội thất phổ biến hiện nay.
Mua gỗ MFC và MDF tại TAT Wood
Hiện nay trên trang web tatwood.vn của chúng tôi đang bày bán rất nhiều loại gỗ MFC và MDF khác nhau. Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết trên và đến ngay TAT Wood để chọn mua loại gỗ phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
LIÊN HỆ NGAY VỚI TAT WOOD COMPANY
- Địa chỉ: Thôn 7, xã Thạch Xá, huyện Thạch thất, Hà Nội
- Hotline: 034.933.5133 (Ms. Trang) hoặc 085.838.6081 (Ms.Mạnh)
- Gmail: hoanhaocomp@gmail.com