Khám Phá Bảng Màu Gỗ MDF Đẹp, Hợp Xu Hướng Nhất Hiện Nay

Trong thiết kế nội thất công trình, việc sử dụng ván gỗ được nhiều khách hàng lựa chọn. Trong điều kiện các loại gỗ truyền thống đang ngày càng khan hiếm thì các loại gỗ công nghiệp dần ra đời, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Cùng TAT Wood tìm hiểu kỹ hơn về gỗ MDF và bảng màu gỗ MDF phổ biến trên thị trường qua bài viết này.

Khái quát chung về gỗ MDF

Nguồn gốc của gỗ MDF

Gỗ MDF hay Medium density fiberboard được sản xuất từ các loại gỗ tự nhiên, từ các mảnh vụn hay các nhánh cây…. Các nguyên liệu gỗ được đập nhỏ hoặc nghiền nát bằng máy nghiền. Kích thước nghiền đủ để tạo thành các sợi gỗ nhỏ Cellulose. Sau đó, Cellulose được đưa vào rửa để trôi hết các loại tạp chất, các chất nhựa còn lại trong gỗ. Các sợi Cellulose rửa sạch được đưa vào máy trộn có keo để kết dính và chuyển sang nén thành các tấm gỗ như thường thấy. Đó là quy trình đơn giản để một sản phẩm gỗ nguyên tấm được ra đời.

Gỗ công nghiệp xuất hiện lần đầu tiên tại New York, trong một xưởng sản xuất nhỏ. Sau khi có nhiều người đón nhận thì gỗ công nghiệp được sản xuất rộng rãi trong toàn nước Mỹ và lan sang các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thành phần chính tạo nên một sản phẩm gỗ MDF nguyên tấm là: sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (là hợp chất bảo vệ gỗ khỏi mối mọt hay nấm mốc), bột độn vô cơ.

Đặc điểm của gỗ MDF

Gỗ MDF có độ dày khác nhau như 2.3mm, 2.5mm, 3.0mm, 4.0mm, 4.5mm, 4.75mm, 5.5mm, 6.0mm, 8.0mm…. tùy vào kích thước mà khách hàng yêu cầu. Màu gỗ MDF được làm khá giống với màu gỗ truyền thống. Với tính năng chống ẩm tốt, gỗ MDF được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng bởi thế, gỗ MDF đang ngày càng được ưa chuộng và đang trở thành loại gỗ thay thế trong điều kiện gỗ thịt nguyên khối khan hiếm.

Gỗ MDF được sản xuất bằng nhiều loại máy móc khác nhau, không chỉ đáp ứng được khối lượng lớn thành phẩm mà tính thẩm mỹ của loại gỗ MDF này không thua kém gì so với các tấm gỗ thịt khác. Do đó, ngành nội thất và xây dựng rất ưa sử dụng loại gỗ MDF này.

Gỗ MDF được sản xuất từ cả gỗ cứng và gỗ mềm. Tùy theo nhà sản xuất mà người ta có thể cho thêm một số thành phần gỗ cứng vào các sợi gỗ chế biến từ gỗ mềm.

Phân loại gỗ MDF

Gỗ MDF không phân loại theo màu gỗ mà phân loại theo khả năng chống ẩm. Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm còn có tên gọi khác là HMR (High moisture Resistance). Chúng là sản phẩm gỗ công nghệ được sản xuất từ gỗ rừng từ Thái Lan, Malaysia…. Gỗ MDF, HMR đáp ứng được điều kiện khắt khe về sản phẩm gỗ công nghiệp với khả năng chống không khí ẩm tốt.

Tại Việt Nam, chúng ta là quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa mưa ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, do đó các sản phẩm gỗ chống thấm như MDF lõi xanh chống thấm là lựa chọn tuyệt vời.

Nhận biết gỗ MDF thường và gỗ MDF chống thấm khá dễ dàng. Có thể dựa vào màu gỗ MDF để nhận biết như sau: gỗ MDF chống thấm có màu xanh đặc trưng đậm nhạt khác nhau do quá trình sản xuất của nhà cung cấp. Màu xanh của gỗ này không phải là thành phần chống ẩm mà chỉ là quy ước để phân biệt, do đó các nhà sản xuất có thể tạo màu gỗ MDF chống thấm khác nhau.

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Quy trình sản xuất gỗ MDF công nghiệp được sử dụng gồm hai loại là quy trình khô và quy trình ướt. Cụ thể về mỗi quy trình này như sau:

Quy trình sản xuất gỗ MDF khô

Tại quy trình này, các chất phụ gia cùng với keo được trộn cùng với bột gỗ khô. Sau đó, bột sợi đã được keo được trải ra bằng máy thành 2 hoặc 3 tầng với chiều rộng cũng như chiều dày tùy theo nhà sản xuất. Các tầng sợi gỗ keo được đưa vào máy ép gia nhiệt và thực hiện ép 2 lần để tạo thành phẩm. Các lớp bột sợi keo được ép lần lượt sau đó ép chung vào một lần tạo thành các tấm gỗ MDF nguyên tấm. Nguyên lý hoạt động của máy ép là làm sao thổi được hơi nước ra ngoài và làm rắn từ từ các tấm gỗ riêng lẻ. Sau quá trình này, các tấm ván gỗ MDF được xuất ra, nhám lại để tạo thành các sản phẩm gỗ MDF hoàn chỉnh.

Quy trình sản xuất gỗ MDF ướt

Với quy trình sản xuất ướt, bột gỗ được phun nước tạo thành các kết cấu vón. Chúng được san bằng trên mâm ép và ép một lần sơ bộ để tạo kết cấu cho tấm gỗ công nghiệp. Sau đó, chúng được đưa vào cán hơi nhiệt để nén chặt hai mặt của các tấm gỗ đã ép sơ, rút nước ra bớt khỏi tấm gỗ để tạo ra những tấm gỗ MDF hoàn thiện.

Ưu và nhược điểm của gỗ MDF

Ưu điểm của sản phẩm gỗ MDF

Như đã nói trên, gỗ MDF hiện đang trở thành sản phẩm không thể thiếu trong ngành nội thất cũng như xây dựng. Tại sao chúng lại được ưa chuộng đến vậy, cùng TAT Wood điểm qua một vào ưu điểm của sản phẩm gỗ MDF ngay sau đây.

  • Không bị đàn hồi và co lại do thời tiết.
  • Giá thành sản phẩm thấp so với các sản phẩm gỗ tự nhiên rất nhiều.
  • Không bị cong, vênh hay mối mọt như gỗ tự nhiên.
  • Có bề mặt được sản xuất phẳng nhẵn.
  • Bề mặt dễ dàng phun sơn hoặc dán lên trên các chất như veneer, laminate, melamin….
  • Có thể sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn với chất lượng đồng đều.
  • Bảng màu gỗ MDF đa dạng hơn nhiều so với màu sắc của gỗ tự nhiên.

Nhược điểm của gỗ MDF

Gỗ MDF với nhiều tính năng vượt trội không tránh khỏi một số nhược điểm như sau:

  • Có khả năng chịu nước khá kém. Đối với loại gỗ công nghiệp MDF lõi xanh thì có khả năng chống ẩm tốt hơn chút.
  • Gỗ MDF không có độ dẻo dai như gỗ truyền thống.
  • Với việc sản xuất từ các mẩu vụn gỗ thì gỗ MDF không có khả năng trạm trổ như gỗ tự nhiên.
  • Thông thường, các tấm gỗ được ghép không quá dày vì khi tấm gỗ càng dày, nhà sản xuất phải ép rất nhiều tấm gỗ ép sơ lại với nhau. Nó vừa tốn chi phí và độ bền cũng không được đảm bảo.

Bảng màu gỗ MDF cực đẹp

Một ưu điểm vô cùng lớn của việc sử dụng gỗ công nghiệp MDF là bảng màu gỗ MDF rất đa dạng. Bảng màu gỗ MDF có thể lên đến hàng chục, trăm màu khác nhau tùy vào yêu cầu của khách hàng cũng như khả năng sản xuất của nhà cung cấp. Dưới đây là một số loại bảng màu gỗ MDF thường thấy trên thị trường.

Bảng màu gỗ MDF đẹp, hợp xu hướng

Loại bảng màu gỗ MDF này có các vân gỗ sắc nét kèm theo màu sắc gỗ đa dạng. Các vân gỗ được thiết kế mềm mại, uyển chuyển như vân gỗ tự nhiên. Vân gỗ cũng màu gỗ đa dạng phù hợp với sở thích của nhiều người. Đây chính là điểm nổi bật của loại gỗ công nghiệp này. Với bảng màu gỗ MDF vân gỗ, người tiêu dùng có thể sử dụng trong thiết kế nhà ở, văn phòng… mang hơi hướng hiện đại với chi phí tiết kiệm hơn nhiều.

MDF màu trơn

Bảng màu gỗ MDF trơn cũng khá phổ biến hiện nay. Bảng màu trơn này sở hữu các màu sắc trung tính, nhiều gam màu nóng lạnh khác nhau. Về mức độ đa dạng, bảng màu gỗ MDF này không kém các loại bảng màu khác. Chúng phù hợp cho các sản phẩm như tủ gỗ, tủ bếp, bàn học… với các độ tuổi và sở thích khác nhau của người dùng. Điểm đặc biệt tại bảng màu gỗ MDF này là không chỉ có những màu trầm như nâu, đen… mà còn có vô số các màu sắc khác trên bảng màu thường, cho khách hàng thỏa sức lựa chọn.

Màu gỗ MDF bề mặt

Các màu trong bảng màu gỗ MDF bề mặt không quá phong phú như hai loại bảng màu gỗ MDF kể trên. Với màu sắc đơn giản, sang trọng, bảng màu MDF này cũng phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng ưa thích sự đơn giản trong không gian nội thất.

Mua gỗ MDF màu đẹp ở đâu?

Việc mua gỗ MDF màu đẹp trên thị trường hiện nay không còn quá khó khăn. Không chỉ bởi các bảng màu gỗ MDF ngày càng đa dạng mà chất lượng công nghệ sản xuất cũng như nguyên vật liệu ngày càng được nâng cao. TAT Wood tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp gỗ MDF số lượng lớn trên thị trường.

Sản phẩm của MDF đảm bảo:

  • Chất lượng đạt chuẩn chống thấm nước, chống cong vênh.
  • Bảng màu MDF đa dạng, nhiều chủng loại cho khách hàng lựa chọn.
  • Giá thành cạnh tranh so với các đơn vị cung cấp gỗ MDF khác trên thị trường.

Nếu bạn đang cần tìm mua gỗ MDF màu đẹp thì TAT Wood là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Bảng màu gỗ MDF chính là lợi thế và sự khác biệt lớn của chúng tôi, hãy đến và trải nghiệm sản phẩm chất lượng, dịch vụ tận tình từ TAT Wood.

LIÊN HỆ NGAY VỚI TAT WOOD COMPANY

  • Địa chỉ: Thôn 7, xã Thạch Xá, huyện Thạch thất, Hà Nội
  • Hotline: 034.933.5133 (Ms. Trang) hoặc 085.838.6081 (Ms.Mạnh)
  • Gmail: hoanhaocomp@gmail.com
Bài viết liên quan