Gỗ Ván Ép Là Gì? Ứng Dụng Của Gỗ Ván Ép Trong Thi Công Nội Thất

Ngày nay, nhu cầu sử dụng gỗ để làm nguyên liệu thi công nội thất, trang trí nhà cửa đang rất thịnh hành vì gỗ đem lại cảm giác ấm áp, sang trọng và cổ điển cho ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu sử dụng gỗ tự nhiên thì chi phí rất cao và khan hiếm. Vì thế, gỗ ván ép dần được thay thế gỗ tự nhiên trên thị trường bởi mẫu mã đẹp, chất lượng tốt mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.

Gỗ ván ép là gỗ gì?

Ngay từ cái tên, chúng ta cũng có thể hình dung được cấu trúc của loại vật liệu này. Gỗ ván ép là một loại vật liệu được cấu tạo từ những tấm ván gỗ tự nhiên mỏng và được kết dính với nhau bằng loại keo dán chuyên dụng. Nguyên liệu ban đầu của gỗ ván ép chính là mùn cưa, bột gỗ, dăm gỗ, … của các loại cây công nghiệp ngắn ngày như cây cao su, keo, óc chó. Gỗ ván ép ra đời là giải pháp tối ưu giải quyết được tình trạng khan hiếm gỗ tự nhiên và khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên như giá thành cao, dễ mối mọt, cong vênh.

Những loại gỗ ván ép hiện nay

Trên thị trường ván ép công nghiệp hiện nay có rất nhiều chủng loại khác nhau, phổ biến nhất trên thị trường có thể kể đến 4 loại là ván dăm, ván MDF, ván HDF và ván ép Plywood.

Mỗi loại có một đặc tính khác nhau nên tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà chúng ta lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Ván dăm

Ván dăm là gì?

Ván dăm (Particle Board) còn được biết đến với tên gọi ván ép Okal là một loại ván ép công nghiệp có thành phần cốt gỗ làm từ các loại cây gỗ như bạch đàn, cao su. Cốt gỗ ván dăm có 2 loại là ván thường và ván chống ẩm. Bề mặt ván dăm có thể được phủ melamine, acrylic, veneer. Ngoài tác dụng tăng tính thẩm mỹ, các lớp chất này còn có tác dụng chống thấm cho gỗ.

Ưu điểm của ván dăm

  • Giá thành thấp nhất trong các loại gỗ ván ép trên thị trường.
  • Độ bền cơ lý, độ cứng cao và có khả năng chịu lực theo chiều thẳng đứng tốt.
  • Khả năng bám ốc vít tốt.

Nhược điểm của ván dăm

  • Do được làm từ các loại dăm gỗ nên khi cắt xẻ, ván dăm rất dễ bị sứt mẻ.
  • Tuổi thọ sử dụng không cao bằng ván MDF và HDF.
  • Khả năng chịu tải trọng không bằng các loại ván khác trên thị trường.

Ván MDF

Ván MDF là gì?

Ván MDF (medium density fiberboard) là loại ván ép có mật độ sợi gỗ trung bình. Thành phần chính của ván MDF thường là các loại vụn gỗ, bột gỗ của các cây công nghiệp ngắn ngày như keo, cao su và các chất phụ gia công nghiệp cũng như keo chuyên dụng khác. Cốt gỗ MDF cũng có 2 loại chính là lõi thường và lõi xanh chống ẩm, ngoài ra có cả loại chống cháy. Bên ngoài tấm ván gỗ được sơn trực tiếp màu sơn hoặc có thể được phủ bằng melamine, laminate, acrylic, veneer.

Ưu điểm của ván MDF

  • Gỗ được làm chắc chắn, không bị mối mọt, cong vênh như gỗ tự nhiên.
  • Giá thành thấp hơn các loại gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt mịn và phẳng dễ dàng phủ nhiều loại lớp trang trí, phù hợp với nhiều loại nội thất cũng như phong cách trang trí khác nhau.
  • Khi cắt xẻ tấm ván thì không bị tình trạng sứt mẻ cạnh.

Nhược điểm của ván MDF

  • Ván MDF khá mỏng.
  • Khả năng chịu nước không cao.
  • Khó chạm khắc, tạo hình các chi tiết cầu kỳ giống như gỗ tự nhiên.
  • Lớp phủ bên ngoài khá độc hại nếu ở nồng độ cao.

Ván HDF

Ván HDF là gì?

Ván HDF (high density fiberboard) là một loại ván ép mật độ cao, được cấu tạo từ 80 – 85% vụn gỗ, sợi gỗ tự nhiên và 15 – 20% phụ gia công nghiệp. Loại vật liệu này ra đời dựa trên cấu trúc của ván MDF nhưng với mật độ cao hơn, nó khắc phục được nhiều hạn chế của MDF. Ván HDF có 2 loại chính, đó là lõi trắng tự nhiên và lõi xanh. Hiện nay, ván HDF là loại ván ép có chất lượng cao nhất trên thị trường ván ép công nghiệp.

Ưu điểm của ván HDF

  • Cách âm và cách nhiệt tốt nên thường dùng cho phòng karaoke, phòng ngủ, phòng làm việc.
  • Khả năng chống mối mọt và cong vênh tốt, có thể nói là tốt nhất trong các loại gỗ công nghiệp.
  • Có độ cứng và độ bền cao, chống va đập tốt.
  • Chống ẩm tốt do kết cấu mật độ cao và được nén chặt.

Nhược điểm của ván HDF

  • Giá thành khá cao so với các loại ván ép công nghiệp khác
  • Hạn chế trong việc làm nguyên liệu thi công những đồ nội thất có đường nét mềm mại, uốn lượn nhiều.

Ván ép Plywood

Ván Plywood là gì?

Ván Plywood là một loại ván dán, được ép từ nhiều tấm gỗ mỏng có kích thước giống nhau bằng keo chuyên dụng dưới tác động của nhiệt độ và áp suất. Loại vật liệu này được sử dụng khá phổ biến trong đời sống vì có thể tạo hình theo kiểu uốn cong được, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau.

Ưu điểm của ván Plywood

  • Độ cứng và độ bền cơ lý cao
  • Có khả năng chống nước tốt, không bị căng phồng sau khi ngâm nước giống như MDF thông thường
  • Có thể tạo hình theo nhiều kiểu khác nhau.
  • Được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên là các cây công nghiệp ngắn ngày nên rất thân thiện với môi trường.

Nhược điểm của ván Plywood

  • Dễ bị mẻ cạnh khi cắt, dễ bị tách lớp và cong vênh hơn các loại ván ép công nghiệp khác
  • So với gỗ MDF và ván dăm thì gỗ plywood có mức giá nhỉnh hơn một chút.

Tính ứng dụng của các loại gỗ ván ép

Ứng dụng trong xây dựng

Ngày nay, người ta thường sử dụng ván ép công nghiệp để làm cốp pha thay thế cho cốp pha sắt thép truyền thống hoặc cốp pha gỗ tự nhiên trong ngành xây dựng. Cốp pha bằng gỗ ván ép có nhiều ưu điểm như:

  • Giá rẻ hơn cốp pha sắt và cốp pha gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt phẳng, được phủ lớp keo phenolic chống nước và chống trầy xước.
  • Có thể tái sử dụng được nhiều lần giúp tiết kiệm chi phí xây dựng
  • Khả năng chịu lực vượt trội, an toàn trong xây dựng.

Ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu

Nhiều loại gỗ ván ép có cốt gỗ chống nước và lớp keo chuyên dụng chống thấm nên khả năng chịu ẩm, kháng nước rất cao. Bên cạnh đó, trọng lượng gỗ lại nhẹ. Nhờ 2 đặc điểm này, người ta ưu tiên sử dụng ván ép công nghiệp làm nguyên liệu đóng tàu, thuyền, ghe.

Ứng dụng trong ngành thiết kế nội – ngoại thất

Khi nhắc đến gỗ ép công nghiệp và tính ứng dụng của nó, người ta thường nghĩ ngay đến ứng dụng ván ép công nghiệp trong thi công nội – ngoại thất. So với gỗ tự nhiên thì gỗ ép có giá thành rẻ hơn rất nhiều mà chất lượng lại cao và khắc phục được hạn chế lớn nhất của gỗ tự nhiên là dễ cong vênh, mối mọt. Vì thế, gỗ ép được dùng nhiều để làm giường ngủ, tủ bếp, vách ngăn, cửa, bàn ghế, … trong nhà riêng, văn phòng, trường học, bệnh viện hay những nơi có kiến trúc hiện đại như trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng.

Quy trình sản xuất gỗ ván ép hiện đại

Một thành phẩm ván ép công nghiệp được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt với đủ các loại máy móc hiện đại gồm nhiều giai đoạn khác nhau

Xử lý nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu thô để sản xuất gỗ ép đa phần là các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Sau khi được thu hoạch, các cây gỗ đó sẽ được ngâm trong nước để chống mối mọt và giúp cho việc bóc tách vỏ cây, nghiền nguyên liệu dễ dàng hơn.

Sơ chế

Cây gỗ sau khi được ngâm nước trong 1 khoảng thời gian đủ lâu sẽ được bóc lớp vỏ cây và cắt thành các khúc nhỏ theo đúng kích thước tiêu chuẩn.

Sản xuất ván gỗ

  • Cắt các khúc gỗ thành những tấm mỏng
  • Tiếp tục đưa các tấm gỗ vừa cắt lên dây chuyền để cắt đúng theo yêu cầu và phân loại ra.
  • Sấy khô tấm gỗ
  • Sử dụng thiết bị quét để kiểm tra lỗi trên bề mặt tấm gỗ. Nếu phát hiện lỗi thì đem đi sửa lại cho hoàn thiện.
  • Làm sạch tấm gỗ và quét keo rồi xếp chồng chúng lên nhau đúng với mức độ dày được quy định.
  • Ép lạnh các tấm gỗ để keo được dàn trải đồng đều trên bề mặt tấm ván gỗ.
  • Ép nóng để tăng sự liên kết giữa các tấm gỗ với nhau giúp cho tấm ván gỗ chắc chắn hơn.
  • Đem khối gỗ vừa ép đi làm nguội, sau đó cắt tỉa lại các góc cạnh và chà mịn bằng giấy nhám.
  • Kiểm định chất lượng gỗ ép lại một lần nữa rồi đóng gói thành phẩm.

Sau khi thực hiện xong các bước trên, ván ép thành phẩm sẽ được bảo quản trong điều kiện thích hợp để đảm bảo chất lượng tốt khi đến tay người tiêu dùng.

Kích thước tiêu chuẩn của các loại gỗ ván ép

Ngày trước, ván ép công nghiệp thường có kích thước phổ biến là 1200mm x 2440mm. Tuy nhiên, với mục đích sử dụng đa dạng như bây giờ, gỗ ép có thêm nhiều kích thước khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của con người.

Độ dày ván ép

  • Mỗi loại ván có một độ dày khác nhau phụ thuộc vào tính chất cũng như loại ván là chống ẩm, chống cháy hay ván thông thường.
  • Ván dăm thường có độ dày là 9mm, 12mm, 25mm, …
  • Ván MDF và HDF thì có 3 loại độ dày khác nhau là thấp (2.5mm, 2.7mm, 3.2mm,…), trung bình (12mm, 15mm, 20mm, …) và cao (24mm, 30mm, 32mm, …)

Chiều dài ván ép

Để phù hợp với nhiều loại nội thất cũng như ứng dụng trong các vật dụng khác, ván ép công nghiệp có độ dày đa dạng như 2000mm, 2400mm, 2440mm.

Chiều rộng ván ép

Gỗ ép công nghiệp ngày nay có nhiều kích cỡ khác nhau với chiều rộng là 1000mm, 1200mm, hoặc có thể lên tới 2000mm.

Mua gỗ ván ép chất lượng cao tại TAT Wood

TAT Wood là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các loại gỗ ván ép công nghiệp trên thị trường. Chúng tôi xin cam kết về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ để giúp khách hàng có trải nghiệm mua hàng tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc truy cập website tatwood.vn để được tư vấn và hỗ trợ.

LIÊN HỆ NGAY VỚI TAT WOOD COMPANY

  • Địa chỉ: Thôn 7, xã Thạch Xá, huyện Thạch thất, Hà Nội
  • Hotline: 034.933.5133 (Ms. Trang) hoặc 085.838.6081 (Ms.Mạnh)
  • Gmail: hoanhaocomp@gmail.com
Bài viết liên quan