5 loại cốt gỗ công nghiệp ứng dụng phổ biến trong sản xuất nội thất
Cùng TATWOOD tìm hiểu top 5 loại cốt gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất hiện nay ở bài viết dưới đây.
Một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay, có giá thành rẻ và được ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực thiết kế nội thất hiện đại đó chính là gỗ công nghiệp.
Trong đó, các loại cốt gỗ công nghiệp được sản xuất chủ yếu từ cành cây, các nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng như bạch đàn, kẹo, cao su…do đó chúng có độ bền cơ lý khá cao. Vậy đâu là các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất? Đặc điểm của các loại cốt gỗ công nghiệp này ra sao, có ưu nhược điểm gì? Cùng TATWOOD khám phá câu trả lời thông qua bài viết sau!
Cốt gỗ công nghiệp MDF
Đối với cốt gỗ công nghiệp MDF được sản xuất chủ yếu từ các cành cây nhánh cây được nghiền nát, sau đó trộn với loại keo đặc biệt để có thể ép ra thành các tấm ván gỗ MDF như chúng ta thường thấy.
Với độ dày đa dạng, trải dài từ 3ly, 6ly đến 25ly, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp, trong đó ván gỗ MDF dày từ 9ly và 18ly là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Kích thước tấm ván gỗ MDF thường là 1220mmx2440mm.
So với các loại cốt gỗ công nghiệp khác, cốt gỗ MDF thường nổi bật với sự nhẵn nhụi, phẳng mịn, có độ thẩm mỹ cao và độ bền tốt, nhờ vậy nên chúng được sử dụng khá rộng rãi trong thiết kế nội thất cũng như được khách hàng ưa thích.
Cốt gỗ công nghiệp MDF được phân thành 2 loại chính là gỗ MDF thường màu vàng và gỗ MDF chống ẩm với lõi xanh đặc trưng.
Cốt gỗ công nghiệp MDF chống ẩm MDF TATWOOD đã có bài phân tích kỹ càng, bạn có thể xem lại nhé.
So với gỗ tự nhiên thì gỗ MDF có giá thành rẻ hơn nhiều, đồng thời lại được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, do đó các sản phẩm luôn đảm bảo về chất lượng, không gặp trường hợp bị cong vênh hay co ngót.
Tuy nhiên, cốt gỗ MDF chỉ có độ cứng tốt chứ không có độ dẻo dai, do đó không thể dùng để chạm trổ như gỗ tự nhiên. Với những ai theo đuổi phong cách nội thất hiện đại thì lựa chọn gỗ MDF là cực kỳ phù hợp.
Một số ưu điểm của cốt gỗ MDF phải kể đến như:
-
Có bề mặt phẳng nên bám sợ hay các chất phủ bề mặt tốt, được sử dụng trong những độ nội thất cho trẻ em, nơi cần nhiều màu sắc sặc sỡ như showroom…
-
Dễ dàng tạo dáng, sử dụng được nhiều màu sắc tạo sự đa dạng và bắt mắt.
-
Dễ gia công sản xuất
-
Cốt gỗ MDF có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt
Nhược điểm của cốt gỗ MDF: màu sơn dễ bị trầy xước, đối với gỗ MDF thông thường thì khả năng chịu nước kém.
>>> Xem thêm: Khám phá tất tần tật về ván MDF phủ Melamine
Cốt gỗ công nghiệp HDF
Loại cốt gỗ công nghiệp HDF được xem là 1 trong những chất liệu gỗ thuộc chất lượng cao trong nội thất, với lượng bột gỗ tự nhiên chiếm đến 85%.
Thời gian xử lý cốt gỗ công nghiệp HDF diễn ra kas nhanh chóng, được ứng dụng dây chuyền máy móc hiện đại để sản xuất, do đó đảm bảo được chất lượng đem đến cho người dùng.
Để có thể gia tăng độ cứng của gỗ, các bột gỗ được kết hợp với các chất phụ gia cần thiết, sau đó ép dưới áp suất cao từ 850 đến 870kg/cm2 rồi hình thành nên tấm gỗ HDF. Chúng có kích thước tiêu chuẩn là 2mx2,4m và dày từ 6mm đến 24mm tùy theo yêu cầu của người dùng.
Một số ưu điểm của cốt gỗ công nghiệp HDF:
-
Có thể chống nước và chống sự bám bẩn tốt nhờ có kết cấu chặt chẽ giữa bột gỗ và các chất phụ gia, chất keo.
-
Độ bền cao, thẩm mỹ tốt với bề mặt láng mịn.
-
Khó bị mài mòn cũng như khó trầy xước nhờ được phủ các lớp hóa chất như nhôm oxit, giúp gỗ HDF có độ cứng vượt trội.
-
Gỗ HDF có thể cách âm, cách nhiệt tốt, nhờ vậy chúng thường được sử dụng nhiều trong nội thất phòng ngủ, phòng học hoặc trong văn phòng.
-
Cốt gỗ công nghiệp HDF rất khó bắt lửa, dù đó là ngọn lửa trần, do đó chúng có khả năng chống cháy cực kỳ tốt.
-
Có độ cứng cao, ít bị cong vênh khi gặp phải lực va đập, mang đến thời gian sử dụng lâu dài.
Với những ưu điểm vượt trội như trên, cốt gỗ công nghiệp HDF được ứng dụng nhiều nhất trong nội thất của phòng ngủ, phòng khách, phòng trẻ em, phòng ăn, cầu thang… Hoặc trong các khu vực công cộng như ở siêu thị, khách sạn, văn phòng, hội trường…
Cốt gỗ công nghiệp MFC
Cốt gỗ công nghiệp MFC hay cốt gỗ ván dăm được sản xuất từ thành phần chủ yếu là cành cây, nhánh cây, thân cây của gỗ rừng như bạch đàn, keo hoặc cao su. Loại cốt gỗ này có những ưu điểm như độ bền cơ lý cao, đa dạng chủng loại với kích thước bề mặt rộng.
Cũng như gỗ MDF, cốt gỗ MFC có độ dày chủ yếu từ 9ly, 12ly đến 25ly, với kích thước phổ biến là 1220mm x 2440mm.
Tuy nhiên, bề mặt gỗ ván dăm lại không được mềm mịn như gỗ MDF hay gỗ HDF, do đó chúng rất dễ nhận biết.
Có 2 loại ván dăm chính, bao gồm: loại cốt đỏ (loại thường) và loại cốt xanh (dùng chống ẩm).
Với loại chống ẩm sẽ có trọng lượng nặng hơn loại thường khoảng 40-60kg/m3 gỗ vì bên trong kết cấu gỗ có các hạt hút ẩm, được sử dụng chủ yếu làm tủ bếp, tủ toilet, vách ngăn vệ sinh…
Cốt gỗ công nghiệp MFC khá nhẹ, dễ gia công nên cũng được sử dụng nhiều trong nội thất văn phòng như làm tủ hồ sơ, tủ tài liệu, bàn văn phòng…
Gỗ dán Plywood
Gỗ dán Plywood cũng là 1 trong những loại cốt gỗ công nghiệp được nhiều người biết đến với vẻ ngoài đặc trưng. Được làm ra bằng cách lạng mỏng những tấm gỗ tự nhiên thành từng tấm, với độ dày khoảng 1mm. Giữa các lớp gỗ được ép đan xen lại với nhau và chất kết dính chuyên biệt.
Cốt gỗ dán Plywood có ưu điểm là trong điều kiện thông thường rất khó nứt vỡ, đồng thời cũng không bị mối mọt hay co ngót nếu gặp thời tiết ẩm ướt.
Tùy theo số lớp gỗ mà chúng có độ dày khác nhau, thường thấy nhất là các loại gỗ dán 3 lớp, 5 lớp hoặc 7 lớp (chủ yếu là các số lớp gỗ lẻ).
Các tấm gỗ ván thường có số lớp ván lẻ vì cần có 1 tấm cốt lõi ở giữa, giúp các lớp mỏng ở 2 phía được giữ chặt, hạn chế sự tự do giãn nở. Vì vậy, hầu như các tấm gỗ dán đều được dán lớp vân ngang đến lớp vân dọc để các lớp gỗ mỏng này kiềm chế lẫn nhau, không xuất hiện tình trạng cong vênh hay nứt gãy.
Khi gặp thời tiết khô hanh, gỗ thường gặp tình trạng co lại theo vân ngang, và co lại theo vân ngang thường lớn hơn phần co lại theo vân dọc. Với những tấm gỗ mỏng thì càng dễ bị vênh hơn. Và gỗ dán được sản xuất dựa trên nguyên lý tính co lại không đồng đều giữa các tấm ván mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân.
Cốt gỗ ghép thanh Finger
Cốt gỗ công nghiệp ghép thanh hay cốt gỗ Finger thường được làm từ các cành cây to của gỗ tự nhiên, gỗ rừng như cây keo, cây sồi, cây tần bì…
Sau khi lấy được gỗ cây, chúng được cắt thành những đoạn thẳng nhỏ rồi đưa vào máy làm mộng để tạo mộng âm dương như các ngón tay.
Những thanh gỗ này đều phải trải qua quá trình xử lý hấp sấy với công nghệ tiên tiến và hiện đại, trải qua các quá trình như cưa, bào, phay, ghép, ép đến phủ và sơn trang trí cho bề mặt gỗ,
Cốt gỗ công nghiệp ghép thanh được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất đồ mộc hay nội thất, hoặc trong sản xuất ván sàn cũng như nhiều sản phẩm khác.
Có 4 cách thức gỗ ghép, bao gồm:
-
Cốt gỗ ghép song song: được làm từ nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài, về chiều rộng có thể khác nhau ghép song song với nhau.
-
Cốt gỗ ghép mặt: được làm từ các thanh gỗ ngắn, với ở phía 2 đầu được xẻ theo hình răng lược, sau đó ghép thành những thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, sau đó ghép song song các thanh với nhau. Vì vậy mà chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những vết ghép hình răng lược ở phía trên bề mặt của ván.
Ngoài ra còn có cốt gỗ ghép cạnh và cốt gỗ ghép giác.
Cốt gỗ công nghiệp ghép thanh có ưu điểm là giữ được độ săn chắc, có vân tự nhiên và nhờ quá trình gia công công nghiệp nên hạn chế được sự cong vênh, co ngót hay mối mọt.
Với loại cốt gỗ này, hầu như không cần sử dụng đến các lớp phủ bề mặt như Veneer, Melamine hay Laminate…, thay vào đó, chúng được phủ 1 lớp sơn bên ngoài và sử dụng giống như gỗ tự nhiên.
>>> Xem thêm: Các loại ván gỗ công nghiệp, bạn đã biết hết chưa?
Tính ứng dụng của các loại cốt gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất
Nhờ chất lượng vượt trội mà cốt gỗ công nghiệp được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Chúng được ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực nội thất gia đình, văn phòng mà chỉ cần mức chi phí đầu tư không quá cao.
Những ưu điểm mà cốt gỗ công nghiệp đem đến là:
-
Quá trình sản xuất cốt gỗ công nghiệp nhanh chóng và khá đơn giản. chỉ cần tận dụng những nguyên vật liệu đã có sẵn, kết hợp cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại là đã có thể đem đến sản phẩm chất lượng.
-
Cốt gỗ công nghiệp mang đến sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại và cả giá cả giúp khách hàng có đa dạng sự lựa chọn.
-
Có thể kết hợp được với nhiều lớp phủ bề mặt để tạo ra các sản phẩm nội thất có tỉnh thẩm mỹ cao, bắt mắt và chất lượng tốt.
-
Cốt gỗ công nghiệp có độ bền cao, tuổi thọ có thể kéo dài từ 8 năm đến 10 năm.
-
Cốt gỗ công nghiệp có loại sản phẩm chống ẩm, nhờ vậy giúp bảo vệ nội thất khỏi mối mọt, giúp thời gian sử dụng lâu dài.
-
Giá của cốt gỗ công nghiệp rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm làm từ gỗ từ nhiên, do đó được nhiều khách hàng lựa chọn để dùng ở trong nhà, hay trong văn phòng…
>>> Tham khảo thêm: Xu hướng nội thất nào sẽ lên ngôi năm 2022?
Mua cốt gỗ công nghiệp giá rẻ, chất lượng tốt ở đâu?
Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp cốt gỗ công nghiệp uy tín, chất lượng tốt với mức giá phải chăng, hãy tham khảo ngay TATWOOD.
TATWOOD hiện đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công, sản xuất các loại cốt gỗ công nghiệp nói riêng và đồ nội thất nói chung. Bên cạnh đó, đội ngũ kiến trúc sư với sự tâm huyết và đầy sáng tạo, hứa hẹn sẽ đem đến những sản phẩm chất lượng nhất với mức giá phải chăng nhất đến tay người tiêu dùng.
Tại TATWOOD cung cấp:
-
Sản phẩm chất lượng được lấy tận gốc tại xưởng
-
Nhiều chính sách ưu đãi dành cho quý khách hàng
-
Thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng
-
Cung cấp dịch vụ thi công lắp ráp và vận chuyển, lắp ráp nội thất cho khách hàng.
-
Bản hành trọn gói theo hợp đồng
Hãy liên hệ ngay với TATWOOD để được tư vấn kỹ càng nhất, chi tiết nhất và nhận được báo giá ván gỗ công nghiệp tốt nhất.
Thông tin liên hệ với TATWOOD:
Địa chỉ: Thôn 7, xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội
Hotline: 034.933.5133 hoặc 085.838.6081
Email: hoanhaocomp@gmail.com
Website: https://tatwood.vn/
Viết bình luận