Gỗ MFC Có Mấy Loại? So Sánh Gỗ MFC Và MDF Loại Nào Tốt Hơn?

Hiện nay trong thiết kế nội thất, người tiêu dùng ưa thích lựa chọn các sản phẩm từ những loại gỗ công nghiệp. Chúng có giá thành rẻ cũng như mẫu mã đa dạng hơn gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp MFC là một trong những loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều. Cùng TAT Wood tìm hiểu về gỗ MFC qua bài viết sau đây. Gỗ MFC có mấy loại? Gỗ MFC và MDF có gì khác nhau, loại nào tốt hơn?

Tìm hiểu chung về gỗ MFC

Gỗ MFC là tên gọi tắt của gỗ Melamine Faced Chipboard. Gỗ công nghiệp MFC là các ván gỗ MFC được phủ một lớp nhựa Melamine bên trên. Loại gỗ này được sản xuất từ những loại cây trồng chuyên để sản xuất ván gỗ MFC. Cây trồng ngắn ngày, không cần cây phát triển lớn là đã có thể đưa vào dây chuyền sản xuất. Việc sản xuất gỗ công nghiệp MFC hoàn toàn không sử dụng các phế phẩm hay gỗ tạp mà chỉ dùng nguyên liệu chính là loại cây chuyên dụng kể trên. Bề mặt ván gỗ MFC sau khi được ép sẽ được phủ lớp nhựa PVC hoặc in vân gỗ để tạo nhiều mẫu mã cho sản phẩm.

Sản phẩm gỗ công nghiệp MFC được sản xuất sau đó công đoạn hoàn thiện bề mặt sẽ góp phần quyết định độ chống ẩm những như khả năng chống trầy xước của ván gỗ MFC.

Các loại gỗ MFC hiện nay

Gỗ công nghiệp MFC được sử dụng nhiều trong thiết kế thi công nội thất hiện đại thay cho các loại gỗ tự nhiên đắt đỏ. Người sử dụng thường hay gọi ván gỗ MFC cũng như nhiều loại gỗ công nghiệp khác là gỗ ép.cGỗ MFC có hai loại là gỗ MFC chống ẩm và MFC thường. Cụ thể như sau:

Gỗ MFC thường

Loại gỗ MFC thường có vô cùng nhiều các loại mẫu mã từ màu đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến các loại màu vân gỗ đa dạng. Một số loại vân gỗ thường thấy trong các thiết kế của sản phẩm ván gỗ MFC là gỗ sồi Oak, tần bì Ash, gỗ thích Maple, gỗ giẻ gai Beech, tràm Acacia, giả tị Teak, óc chó Walnut, cẩm Campho, xoan đào Cherry, gỗ nu vàng, nu đỏ, trắc, mun…. Tất cả các vân gỗ công nghiệp đều có độ chính xác cao khá giống với các vân gỗ thật.

Gỗ MFC thường hay được sử dụng trong nội thất văn phòng, nội thất phòng ngủ, nội thất chung cư…. Ngoài ra, gỗ MFC thường không nên sử dụng trong các không gian ẩm ước như nội thất nhà bếp, nội thất nhà tắm, các công trình ngoài trời, công trình công cộng….

Gỗ MFC chống ẩm

Gỗ công nghiệp MFC chống ẩm nói chung không khác nhiều so với gỗ MFC thường. Gỗ công nghiệp loại này thường được sử dụng tại nhiều không gian khác nhau từ phòng khách đến những khu vực như không gian bếp, nhà tắm hay những khu vực có công trình công cộng, những nơi tiếp xúc nhiều với môi trường tự nhiên.

Đúng với cái tên của nó, gỗ công nghiệp MFC chống ẩm rất tốt. Đặc biệt, Việt Nam là đất nước có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, khí hậu thay đổi thất thường lại có độ ẩm không khí cao. Do đó, sử dụng ván gỗ MFC chống ẩm là vô cùng cần thiết. Cũng do đó, gỗ MFC chống ẩm hiện đang được sử dụng nhiều để làm tủ bếp hay vách ngăn Toilet.

Về đặc điểm, ván gỗ MFC chống ẩm có trọng lượng nặng khoảng từ 740 đến 760kg/m3, có lõi xanh. Gỗ MFC chống ẩm có nhiều màu sắc đa dạng không thua kém gì bảng màu của gỗ MFC thường.

Gỗ MFC sử dụng phổ biến

Như đã nói trên, các loại gỗ MFC và MDF được sử dụng rất nhiều trong thiết kế nội thất nhà ở, văn phòng… hiện nay. Trong hoàn cảnh mà gỗ nguyên khối, gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm thì gỗ công nghiệp là sự lựa chọn thông minh dành cho người tiêu dùng. Theo nhiều nghiên cứu, có đến 80% các gia đình hiện đại hiện nay cũng như các văn phòng sử dụng gỗ MFC.

Chúng có giá thành phù hợp, bảng màu rộng và đa dạng, phù hợp với đa dạng nhu cầu của khách hàng. Các văn phòng, chung cư, phòng khách, phòng ngủ có thể lựa chọn gỗ công nghiệp MFC thường. Không gian ẩm ướt, không gian ngoài trời như phòng tắm, phòng bếp, công trình công cộng nên sử dụng ván gỗ MFC chống ẩm để đảm bảo tuổi thọ lâu dài.

Tại nhiều nước phát triển, việc sử dụng gỗ công nghiệp MFC được khuyến khích. Gỗ MFC nói riêng và các loại gỗ công nghiệp khác khá thân thiện với môi trường. Chúng được sản xuất từ các loại cây gỗ ngắn ngày, có thể tái sản xuất nhanh và không ảnh hưởng quá nhiều tới môi trường rừng. Các loại cây cổ thụ, cây thân to lâu năm được bảo vệ cũng như bảo vệ lá phổi xanh của trái đất.

Cấu tạo và quy trình sản xuất gỗ MFC như thế nào?

Gỗ MFC hiện được sản xuất với nhiều màu sắc đa dạng cùng độ bền cao. Cùng TAT Wood tìm hiểu về cấu tạo và quy trình sản xuất gỗ MFC.

Cấu tạo của gỗ MFC

Gỗ MFC có cấu tạo 2 phần chính là phần lõi ép và phần phủ melamine.

Phần lõi ép hay còn gọi là Particle Board hay ván dăm.

Đây là thành phẩm của việc nghiền nhỏ các loại cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn…. Chúng được trộn với một loại keo chuyên dụng trong sản xuất gỗ công nghiệp. Sau đó chúng được ép thành lõi của ván gỗ MFC.

Để tạo được lõi ép, gỗ trải qua nhiều quá trình cũng như khâu xử lý để miếng ép được bền chắc. Lõi ép phải được đảm bảo chống mối mọt, chống ẩm cũng như có khả năng chịu lực tốt.

Lớp phủ Melamine

Lớp này tùy vào nhà sản xuất mà có cấu tạo khác nhau. Thông thường, lớp phủ tổng hợp 3 lớp in hoa văn vân gỗ. Lớp phủ này vô cùng đa dạng về màu sắc và mẫu mã, chúng cũng tùy thuộc vào nhà sản xuất muốn sản xuất theo vân gỗ của loại cây nào (sồi, nu, tần bì, óc chó….).

Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà sản xuất không chỉ sử dụng lõi phủ Melamine mà trên thị trường còn đang rất thịnh hành ép giấy in vân gỗ sẵn, nhựa PVC hay Veneer. Với việc ép các miếng in sẵn như trên thì các lớp phủ sẽ có hoa văn độc đáo, tạo cảm giác tự nhiên hơn. Cũng bởi mẫu mã đa dạng và chất lượng đảm bảo mà ván gỗ MDF ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Quy trình sản xuất của gỗ MFC tiêu chuẩn

Về quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MFC, nhìn chung cũng không có nhiều điều quá khác biệt so với gỗ công nghiệp khác.

  • Bước 1: Thực hiện thu hoạch các loại cây ngắn ngày, đưa vào sơ chế và qua máy nghiền để nghiền nát các bộ phận cành, thân cây phục vụ sản xuất gỗ công nghiệp.
  • Bước 2: Gỗ sau khi được đưa và nghiền sẽ được cho vào sấy khô. Sau đó, mùn gỗ được đưa vào xử lý để tránh mối mọt. Sau khi đã xử lý xong, gỗ được đưa vào máy ép và tạo hình thành gỗ công nghiệp nguyên tấm.
  • Bước 3: Sau khi đã ép thành các tấm ván gỗ MFC, nhà sản xuất phủ thêm lên trên một lớp phủ Melamine. Lớp phủ sẽ được kết hợp với sợi thủy tinh và được trộn keo sẵn. Tùy theo yêu cầu mà ván gỗ MFC được phủ một hay toàn bộ 2 mặt.
  • Bước 4: Sau khi phủ, hoàn thiện sản phẩm với việc ép lần nữa để đảm bảo ván gỗ MFC thành khối đồng nhất.
  • Bước 5: Máy cắt sẽ cắt các tấm gỗ công nghiệp MFC nguyên tấm thành các tấm nhỏ hơn.

Ưu và nhược điểm của gỗ MFC

Được sử dụng rộng rãi trên thị trường, gỗ MFC có một số ưu và nhược điểm như sau.

Ưu điểm:

  • Do được sản xuất từ các loại gỗ của cây gỗ ngắn ngày nên dễ dàng tái tạo trong thời gian ngắn, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Sản phẩm gỗ MFC thường được sản xuất với chất lượng cao cả về tính chất lẫn màu sắc không thua kém gì so với gỗ tự nhiên.
  • Gỗ có phủ lớp melamine chống xước, chống ẩm do đó sẽ đảm bảo chất lượng trong thời gian dài.
  • Bề mặt bóng, trơn giúp việc lau chùi sản phẩm từ gỗ MFC trở nên dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

  • Tuy sản phẩm gỗ công nghiệp này có lớp chống ẩm bên ngoài nhưng thành phần mùn gỗ bên trong kỵ nước, nếu để tiếp xúc lâu ngày với nước rất dễ gây hỏng hóc, mối mọt, phồng.
  • Do được sản xuất bởi lực ép là chính nên gỗ MFC bị hạn chế về độ dày. Gỗ thường có độ dày vừa phải không quá lớn.

Gỗ công nghiệp MFC có nhiều ưu điểm nhưng cũng không tránh được những nhược điểm cần cải thiện. Thế nhưng, gỗ MFC vẫn là một trong những loại gỗ công nghiệp không thể thiếu đối với người tiêu dùng hiện nay.

So sánh gỗ MFC và gỗ MDF loại nào tốt hơn

Hai loại gỗ MFC và MDF đều là hai loại gỗ công nghiệp. Tìm hiểu một số điểm khác nhau giữa gỗ MFC và MDF sau đây.

Về cấu tạo

  • Về nguyên liệu: Gỗ MFC sản xuất từ vụn dăm, vụn gỗ… Trong khi đó, gỗ MDF được sản xuất từ các loại cây gỗ rừng băm nhỏ, được sàng lọc với kích thước tiêu chuẩn từ 5 đến 40mm.
  • Trong sản xuất: Gỗ MFC được rửa, xử lý, trộn keo, ép và tạo thành phẩm. Còn gỗ MDF có quy trình với sợi gỗ được trộn keo, ép sơ rồi ép liên tục dưới nhiệt độ cao.
  • Gỗ MFC được trộn rồi ép luôn nên dẫn đến tình trạng gỗ lởm chởm. Ngược lại, gỗ MDF trộn keo rồi mới ép nên cốt gỗ sau khi ép có phần mịn hơn.

Nói chung, về thẩm mỹ thì gỗ MDF sẽ có phần mịn hơn so với gỗ MFC.

Về mật độ gỗ tự nhiên trong một khối gỗ công nghiệp

Gỗ MDF được đánh giá là có mật độ gỗ tự nhiên lớn hơn. Mật độ gỗ tự nhiên càng lớn thì độ cứng của gỗ cao hơn, gỗ càng nặng hơn. Tuy nhiên, mỗi loại gỗ sẽ có tác dụng theo đặc tính riêng nên gỗ MFC không phải là loại gỗ không tốt nếu chỉ dựa vào mật độ của gỗ tự nhiên trong thành phần.

Về giá gỗ và ứng dụng

Được sản xuất theo dạng tấm tiêu chuẩn, gỗ MDF có giá thành cao hơn một chút so với gỗ MFC. Cũng bởi gỗ MDF được khuyến khích sử dụng tại nhiều hơn như nội thất nhà với khả năng chịu lực lớn. Trong khi đó, gỗ MFC được khuyên sử dụng tại bàn làm việc, văn phòng hay tủ tài liệu với sức chịu lực kém hơn.

Nhìn chung, những sự so sánh đôi khi chưa làm rõ được sự khác biệt giữa hai loại gỗ. Chúng có vai trò khác nhau trong việc thiết kế nội thất, công trình.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp gỗ công nghiệp uy tín, chất lượng thì TAT Wood là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

LIÊN HỆ NGAY VỚI TAT WOOD COMPANY

  • Địa chỉ: Thôn 7, xã Thạch Xá, huyện Thạch thất, Hà Nội
  • Hotline: 034.933.5133 (Ms. Trang) hoặc 085.838.6081 (Ms.Mạnh)
  • Gmail: hoanhaocomp@gmail.com
Bài viết liên quan